Đầu tiên, ta hãy xem xét hai khái niệm:
• Imperative Programming: Lập trình mệnh lệnh, ta sử dụng câu lệnh để thay đổi trạng thái của chương trình. Ta sẽ hướng dẫn cho chương trình làm từng bước từ đầu đến cuối, hoặc lặp lại các câu lệnh nào đó, …
• Declarative Programming: Lập trình khai báo, ta sẽ nói với chương trình ta muốn gì, chứ không phải là làm sao để thực hiện nó. Ta không ghi rõ các bước ra như trong lập trình mệnh lệnh.
Functional Programming (lập trình hàm) là một nhánh trong Declarative Programiming, mà trong đó, ta sẽ lấy hàm làm đơn vị cơ bản (tương tự trong lập trình hướng đối tượng thì đối tượng sẽ là đơn vị cơ bản). Nhìn chung, ta có các đặc điểm chính như sau:
Một hàm gọi là pure
nếu nó nhận các tham số là giá trị và luôn trả về một giá trị nào đó mà không làm thay đổi bất kỳ trạng thái nào bên ngoài. Và với cùng một đầu vào, hàm sẽ trả về một giá trị tương ứng.
Ví dụ ta xét một hàm trong Swift
như sau:
Hàm này là pure
vì nó không làm thay đổi bất kỳ thứ gì bên ngoài. Tuy nhiên, hàm sau không pure
vì cùng một đầu vào mà trả về giá trị khác nhau:
Nhưng như thế thì việc in một dòng chữ ra màn hình cũng gây ra sự thay đổi trạng thái rồi, vậy thì làm cách nào mà chỉ sử dụng các hàm thuần khiết? Trong Functional Programming, ta cũng phải có các thao tác IO
, là các thao tác impure
, chúng sẽ bị gói gọn vào một nơi để thuận tiện cho việc quản lý. Mục tiêu của Functional Programming là làm giảm tối đa hiệu ứng phụ bằng cách cô cập chúng, chứ không phải bỏ hoàn toàn.
Sẽ không có sự thay đổi giá trị một biến (variable
) số trong Functional Programming, một giá trị được lưu vào một variable
thì sẽ mãi mãi nhận giá trị đó, nhìn chung thì nó là const variable
. Các bạn đã học Swift
chắc chắn sẽ quen sử dụng nhiều đến từ khóa let
, chắc có nhiều lý do cho việc này, ta thấy rằng nó giảm thiểu được nhiều lỗi khi dùng const variable
(và một trong những lý do chính là swiftc
sẽ gầm rú lên mỗi khi một biến chỉ gán một lần mà ta lại sử dụng var
)
Trong Functional Programming, ta không có các từ khóa như for, while, repeat, forEach, ...
. Để thực hiện các vòng lặp, ta sẽ sử dụng đệ quy. Ví dụ:
Một hàm tìm giá trị lớn nhất trong một mảng số nguyên bằng đệ quy hẳn đã quen thuộc với nhiều người. Ở đây int const* const
chỉ ra rằng arr
phải trỏ đến một địa chỉ cố định và các giá trị nó trỏ đến phải cố định để bảo toàn tính immutability
(trình dịch sẽ gần rú mỗi khi bạn dám cả gan thay đổi gì đó).
Haskell
là ngôn ngữ lập trình hàm thuần túy (Pure Functional Programming), là một ngôn ngữ biên dịch, và là một ngôn ngữ kiểu tĩnh, nhưng đừng quá lo lắng, trình biên dịch sẽ giúp đỡ ta rất nhiều trong việc tự suy kiểu. Haskell
có tính lười biếng (Lazy evaluation), trừ khi buộc phải làm thì Haskell
sẽ không bao giờ thực thi tính toán. Một ví dụ đơn giản ta có hai hàm repeat
và take
như sau:
Nếu là Python
, ta sẽ viết như sau:
Python
, khi ta gọi take(3, repeat(7))
, chương trình sẽ tính repeat(7)
trước và mới take
sau. Tuy nhiên, khi tính repeat(7)
trước thì ta sẽ bị vả ngay maximum recursion depth exceeded
vì repeat(7)
là một list
gồm vô hạn các số 7
(Ta có thể sửa hàm repeat
để cho nó trở thành một generator
nhưng đây không phải là mục đích chính của bài viết). Giờ hãy nhìn qua Haskell
, nếu ai chưa biết thì f x1 x2 ...
là các triển khai một hàm f
với các tham số x1, x2, ...
và x:xs
có thể được hiểu là x
là phần tử đầu tiên của một list
và xs
được hiểu như “khả năng cao là phần còn lại” (không phải là “phần còn lại”, chỉ là “khả năng cao là phần còn lại”). Giờ hãy xem các Haskell
triển khai hàm take 3 (repeat 7)
:Với xét mẫu (x:xs)
ở định nghĩa, nó sẽ chuyển repeat 7
thành 7 : repeat 7
mỗi khi được gọi. Mọi thứ thuần Haskell
đều lười, nhưng vẫn có một hàm cho phép ta tính toán trước giá trị tham số trước khi được thực thi (và tất nhiên nó không thể nào viết hoàn toàn bằng Haskell
). Tính lười biếng của Haskell
cũng gây ra một số phiền phức:
Hàm này nhận vào một danh sách và trả về tổng các phần tử của danh sách đó, với tính lười biếng của ngôn ngữ, nó sẽ thực hiện như sau:
Có quá nhiều biểu thức chưa được evaluate, Haskell
lúc này tạo ra quá nhiều thunk
. Để hạn chế điều này, như đã giới thiệu ở trên, có một hàm cho phép evaluate một giá trị nào đó trước, Haskell
cho ta seq
:
Trong đó a
sẽ được evaluate, hoặc đơn giản hơn ta chỉ cần đặt !
trước biến ta cần evaluate trước khi hàm chạy với cờ lệnh -XBangPatterns
. Như vậy ta sẽ viết lại hàm trên như sau:
hoặc:
Và ta hãy nhìn cách mà hàm này hoạt động tốt hơn trước rất nhiều:
Với phép &&
, thì nó cũng là một hàm:
Ta thực hiện hai phép toán sau:
Phép tính sau sẽ chậm hơn vì ta buộc Haskell
phải tính giá trị phía sau trong khi lại không cần thiết.
Việc Haskell
biên dịch ra những gì và thời gian chạy ra sao là điều khó có thể đoán trước được, cùng nhớ bộ thu dọn rác nên Haskell
thường không phù hợp với các hệ thống nhúng, nơi mà cần quản lý bộ nhớ và đảm bảo độ trễ một cách tuyệt đối. Ngoài ra mã nguồn của một file nhị phân dịch từ Haskell
là rất lớn nên không phù hợp với các hệ thống nhúng với lượng bộ nhớ hạn chế. Cũng như viết một ứng dụng bằng các Framework C++
như Qt
thì Haskell
trong lập trình ứng dụng cũng rất là đau đớn. Haskell
được sử dụng tốt nhất khi muốn tạo một compiler
, concurenccy
hay phân tích cú pháp…
Cú pháp của ngôn ngữ mang tính toán học hơn là tin học, ví dụ, để biểu thị một tập hợp các số chẵn trong trong đoạn từ 1
đến 10
, một cách toán học, ta sẽ viết \left\{x \in \overline{1, 10} |\; 2 | x\right\}{x∈1,10∣2∣x} hoặc \left\{x | x \in \overline{1, 10} \; \wedge\; 2 | x\right\}{x∣x∈1,10∧2∣x}. Với cách viết thứ 2, ta sẽ hiện thực nó bằng Haskell
với phép chuyển đơn giản \in∈ thành <-
:
Kết quả sẽ trả về [2, 4, 6, 8, 10]
. Để liệt kê kê ra các bộ 3 số nguyên không âm có tổng bằng 6 thì ta sẽ có:
Tôi học Haskell
cũng chỉ vì điều này, các mô hình công thức truy hồi, tổ hợp, … đều có thể được Haskell hiện thực. Ví dụ, với bài toán đếm xem có bao nhiêu bộ n
số nguyên không âm có tổng là m
. Tất nhiên theo chia kẹo Euler thì kết quả sẽ là \binom{n – 1}{m + n – 1}(m+n−1n−1), tuy nhiên hãy giả vờ ngây thơ như những gì người ta đã làm với định lý Bayes trong Machine Learning, ta sẽ liệt kê hết vào một danh sách và đếm số phần tử của danh sách đó:
Ta thực hiện length $ tupleWithSum 3 6
, kết quả ra 28
chính bằng \binom{3 – 1}{8 + 3 – 1}(8+3−13−1). Hãy nhìn vào hàm số đó và thiết kế nó với mô hình toán học, nó sẽ được viết S_{n + 1, m} = \left\{(x, A) \;|\; x \in \overline{0,m},\; A \in S_{n-1, m – x} \right\}Sn+1,m={(x,A)∣x∈0,m,A∈Sn−1,m−x}.
Nhờ Haskell
, tôi mới biết cách triển khai một cái gì đó từa tựa quy hoạch động
thông qua đệ quy
:
Nhìn chung, Haskell
gây cho tôi nhiều hứng thú hơn tôi tưởng, cho dù nó khó, nhưng nó rất đáng để học cho việc luyện tư duy lập trình.
Nguồn: Sưu tầm từ internet via viblo