Bất kỳ lập trình viên nào đều phải có khả năng tư duy thuật toán. Thật không may, có rất nhiều lập trình viên thực sự giỏi về ngôn ngữ lập trình, v.d. Java, biết tất tần tật về API và các ngôn ngữ phức tạp nhưng lại thiếu kiến thức về thuật toán. Nếu bắt họ phải sắp xếp các thuật toán theo thứ tự phổ biến hiện nay, như quicksort.. thì họ sẽ bó tay. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng lại mong muốn ứng viên biết chút ít về các thuật toán phức tạp, ví dụ như Chuỗi, Đồ thị, Cây hoặc Thuật toán tham lam.
Một lần, tôi đã phỏng vấn một ứng cử viên xuất sắc về Java và Multi-threading. Thế nhưng điều làm tôi thất vọng chính là kỹ năng Cấu trúc Dữ liệu và Thuật toán của anh ta thực sự khá nghèo nàn so với kinh nghiệm và năng lực của anh ấy. Tôi hỏi tại sao anh ta không dành thời gian để ôn lại kỹ năng Thuật toán trước khi đến phỏng vấn? Và anh ta trả lời rằng những thuật toán này chỉ dành cho các cuộc phỏng vấn và không bao giờ ứng dụng thực tế trong quá trình viết code cả! Đúng vậy, tôi chưa bao giờ sử dụng đến thuật toán trong suốt 6 năm làm lập trình viên. Nhưng có lẽ anh ta chưa nhận ra lợi ích dài hạn của thuật toán và cấu trúc dữ liệu trong việc cải thiện kỹ năng lập trình của mình. Đây là công cụ dùng để phát triển kỹ năng giải quyết lập trình và mã hóa, rất cần thiết trong việc chuyển đổi yêu cầu của người dùng thành dòng mã, hay còn được gọi là chương trình máy tính.
Những ai nghĩ rằng Thuật toán và Cấu trúc Dữ liệu chỉ dành cho những ai muốn làm việc ở Amazon, Google, Facebook, Intel hay Microsoft,.. thì hãy nhớ đây là kỹ năng duy nhất tồn tại bền vững cùng thời gian, tất nhiên không kể đến UNIX và C. Ngôn ngữ mới rồi sẽ có ngôn ngữ mới hơn, nhưng cái cốt lõi của lập trình, đó là Thuật toán và Cấu trúc Dữ liệu vẫn sẽ được giữ nguyên. Nếu bạn biết Hash Table hoạt động như thế nào thì bạn có thể triển khai chúng trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, ví dụ: HashMap từ JDK hoặc HashMap từ C++. Vì vậy, nếu thật sự muốn phát triển sự nghiệp lập trình thì ngay từ bây giờ, hãy dành thời gian để xem qua những cuốn sách được đánh giá cao về thuật toán.
Đây là một trong những cuốn sách về thuật toán bán chạy nhất, nhưng theo tôi thấy cuốn sách này khá thiên về lý thuyết. Hiện cuốn sách này đã co ấn bản thứ 3, và tôi thiết nghĩ mọi lập trình viên nên có cuốn này, nhưng chỉ để đọc và tham khảo.
Đây là cuốn sách ưa thích từ lâu của tôi về các thuật toán, nhưng bây giờ tôi ít đọc nó hơn so với trước đây. Bạn sẽ tìm thấy nhiều nền tảng về thuật toán. Hiện nay, các ấn bản của sách này có sẵn các ngôn ngữ lập trình khác nhau, ví dụ như Java và C++. Ngoài ra còn có cả một lớp học trực tuyến trên Coursera về cuốn sách này, bao gồmThuật toán Phần 1 và Thuật toán Phần 2. Thật tuyệt vời phải không nào? Tôi đã từng đề xuất cuốn sách này cho các lập trình viên Java trong chỗ tôi làm đấy! Bạn cũng có thể đọc phiên bản thứ 4 của cuốn sách này trực tuyến miễn phí tại đây
Một cuốn sách khá hay khác về thuật toán máy tính và mã hóa. Điều tôi thực sự thích về cuốn sách này là tác giả đã đưa ra những ví dụ về những chỗ ông đã sử dụng các thuật toán (hoặc các biến thể của chúng) trong thực tế. Nó thực sự giúp bạn xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề khi sử dụng thuật toán (hoặc các thuật toán liên quan khác).
Tất cả các mã đều viết theo ngôn ngữ C, nhưng theo tôi nó rất dễ hiểu cho ngay cả những người mới bắt đầu.
Từ khi tốt nghiệp, cuốn sách này đã giúp tôi bắt kịp xu thế của các thuật toán đồ thị trong khoảng thời gian ngắn. Cuốn sách đã theo tôi gần 10 năm rồi, và thi thoảng tôi vẫn đọc lại nó.
Algorithms for Interviews của Adnan Aziz đem đến một cái nhìn hoàn toàn mới về Thuật toán cho lập trình viên. Bìa sách khá thú vị như nội dung của nó vậy. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy phần hình ảnh trên trang bìa được thiết kế bằng các hình thu nhỏ của những người nổi tiếng. Tôi khá thích cuốn sách này vì cách tiếp cận và mục tiêu của nó. Một cách nào đó, nếu tiếp cận một vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, ta có thể sẽ hiểu rõ bản chất của vấn đề đó hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Thuật Toán của Phần Lan”]
5. Algorithms in a Nutshell
Algorithms in a Nutshell của O’Reilly là một cuốn sách thú vị, giúp bạn hiểu thêm rất nhiều thuật toán lập trình, đặc biệt là cho các lập trình viên Java. Nó mô tả các thuật toán và tập trung vào việc thực hiện chúng. Đặc biệt, cuốn sách này hoàn toàn không thiên về toán học nhiều. Tất cả các thuật toán được trình bày dưới dạng mẫu, hình ảnh và mã (C, C++, Java, Ruby), cho người đọc một cái nhìn tổng quan cấp cao. Tóm lại, đây là một trong những cuốn sách hay cho các lập trình viên.
Đây thực sự là cuốn sách hay thứ hai sau Introduction to Algorithms của Thomas Cormon. Cuốn sách này không thực sự dành cho các lập trình viên kinh nghiệm. Nó thiên về mảng thiết kế thuật toán cho những lập trình viên đã quen thuộc với những thuật toán cơ bản.
7. Introduction to Algorithms: A Creative Approach
Nếu bạn thích tự mày mò học hỏi thì cuốn sách này rất hợp với bạn, do nó đưa ra hàng ngàn vấn đề và ví dụ để bạn thử nghiệm. Sách được thiết kế với mục đích nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của người đọc và sự hiểu biết về các nguyên tắc đằng sau thiết kế thuật toán, giúp bạn kỹ năng mã hóa và lập trình của bạn lên trình rất nhiều.
Không từ nào có thể dùng để miêu tả được cuốn sách này hú vị đên mức nào đâu! Một khi bạn đã hoàn tất lớp Coursera về thuật toán và có kiến thức cơ bản về Thuật toán rồi, bạn có thể tìm đọc cuốn sách này để nghiên cứu các chủ đề nâng cao trong thuật toán.
10. Python Algorithms: Mastering Basic Algorithms in the Python Language
Nếu bạn đang theo học ngôn ngữ Python thì cuốn sách này dành cho bạn. Magnus Lie Hetland cũng là tác giả của cuốn sách về Python khá nổi tiếng, Beginning Python. Cuốn sách này tập trung nhiều vào thuật toán đồ thị. Như tôi đã nói rằng các thuật toán là ngôn ngữ độc lập, học Python không có nghĩa là bạn không thể áp dụng các công thức ấy trong Java hoặc C++, nhưng nếu bạn đã biết Python thì đây là cuốn sách tuyệt vời để học các thuật toán máy tính.
Tổng hợp