Lý do tại sao nó lại quan trọng
Nói một cách đơn giản, các bộ xử lý 64-bit có nhiều khả năng thực thi hơn so với những bộ xử ly 32-bit, bởi nó có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn cùng một lúc. Một bộ xử lý 64-bit có khả năng lưu trữ nhiều giá trị tính toán hơn, bao gồm cả địa chỉ bộ nhớ, nghĩa là nó có thể truy cập vào bộ nhớ vật lý nhiều hơn 4 tỉ lần so với một bộ xử lý 32-bit.
Điểm khác biệt chính giữa chúng: những bộ xử lý 32-bit chỉ có thể xử lý được một lượng RAM hạn chế (trong Windows, con số này thấp hơn 4GB), trong khi các bộ xử lý 64-bit lại có khả năng tận dụng được nhiều hơn thế. Dĩ nhiên, để đạt được điều này, hệ điều hành của bạn cũng cần được phải thiết kế để tận dụng khả năng truy cập vào bộ nhớ lớn hơn. Microsoft đã giải quyết vấn đề giới hạn bộ nhớ này bằng cách cung cấp nhiều phiên bản Windows khác nhau. Nhưng nếu đang chạy Windows 10 mới nhất, bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng về những giới hạn này.
Với sự gia tăng tính khả dụng của bộ vi xử lý 64-bit và dung lượng RAM lớn hơn, cả Microsoft và Apple đều đã nâng cấp các phiên bản hệ điều hành của họ được thiết kế để tận dụng tối đa công nghệ mới. Hệ điều hành 64-bit hoàn chỉnh đầu tiên là Mac OS X Snow Leopard vào năm 2009. Trong khi đó, điện thoại thông minh đầu tiên có chip 64-bit (Apple A7) là iPhone 5s.
Trong Microsoft Windows, các phiên bản cơ bản của hệ điều hành đặt giới hạn phần mềm về số lượng Ram có thể được sử dụng bởi các ứng dụng. Ngay cả trong phiên bản cuối cùng và chuyên nghiệp của hệ điều hành, 4GB là bộ nhớ có thể sử dụng tối đa mà phiên bản 32-bit có thể xử lý. Trong khi các phiên bản mới nhất của hệ điều hành 64-bit có thể tăng đáng kể khả năng của bộ xử lý, thì sức mạnh thực sự đến từ phần mềm được thiết kế theo kiến trúc này.
Các ứng dụng và trò chơi điện tử đòi hỏi hiệu suất cao có thể tận dụng lợi thế của việc tăng bộ nhớ khả dụng ( đó là lý do mà hầu hết mọi người nên có 8GB trong máy tính của mình). Điều này đặc biệt hữu ích cho các chương trình có thể lưu trữ nhiều thông tin để truy cập ngay lập tức, ví dụ như phần mềm chỉnh sửa hình ảnh có thể mở nhiều tệp lớn đồng thời.
Hầu hết các phần mềm đều có khả năng tương thích ngược, cho phép bạn chạy các ứng dụng 32-bit trong môi trường 64-bit mà không gặp phải bất kỳ sự cố nào, ngoại trừ phần mềm chống virus và drivers do những phần cứng chủ yếu yêu cầu cài đặt phiên bản phù hợp để có thể hoạt động chính xác.
Giống nhau, nhưng cũng khác nhau
Ví dụ thực tiễn nhất về sự khác biệt là ngay trong hệ thống tệp của bạn. Nếu là người dùng Windows, bạn có thể nhận thấy rằng mình có hai thư mục tệp chương trình: Program Files và Program Flies (x86)
Tất cả các ứng dụng đều sử dụng tài nguyên được chia sẻ trên hệ thống Windows (được gọi là file DLL), có cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào việc nó được sử dụng cho ứng dụng 64-bit hay 32-bit. Ví dụ, nếu một ứng dụng 32-bit tiếp cận với một DLL và tìm thấy phiên bản 64-bit, ứng dụng đó sẽ ngừng hoạt động.
Kiến trúc 32-bit (x86) đã có từ rất lâu và vẫn còn một số ứng dụng sử dụng kiến trúc này, dù điều đó đang dần thay đổi trên một số nền tảng. Các hệ thống 64-bit hiện địa có thể chạy cả phần mềm 32-bit lẫn 64-bit nhờ vào một giải pháp đơn giản và dễ dàng: phân ra 2 thư mục Program Files riêng biệt. Khi các ứng dụng 32-bit được sắp xếp riêng vào thư mục x86 phù hợp, Windows sẽ cung cấp đúng phiên bản DLL 32-bit cho chúng. Mặt khác, mọi thứ trong thư mục Program Files thông thường đều có thể truy cập các nội dung khác.
Kiến trúc 32-bit (x86) đã xuất hiện từ rất lâu và vẫn còn một số ứng dụng sử dụng kiến trúc 32-bit - mặc dù điều đó đang thay đổi trên một số nền tảng. Các hệ thống 64-bit hiện đại có thể chạy cả phần mềm 32-bit và 64-bit nhờ một giải pháp đơn giản và dễ dàng: phân ra hai thư mục Program Files riêng biệt. Khi các ứng dụng 32-bit được sắp xếp riêng vào thư mục x86 phù hợp, Windows sẽ cung cấp đúng DLL - phiên bản 32-bit. Mặt khác, mọi thứ trong thư mục Program Files thông thường đều có thể truy cập nội dung khác.
Tham khảo Digital Trends