Các chứng chỉ không chỉ là thứ chứng minh cho kiến thức và kĩ năng của bạn, mà nó còn giấy tờ giúp bạn trở nên nổi bật trong hàng trăm ứng viên khác khi bạn ứng tuyển vào một công ty công nghệ nào đó. Dưới đây là top các chứng chỉ đáng giá nhất ngành IT mà bạn nên biết nếu thật sự quan tâm đến ngành.
Chứng chỉ CEH của EC-Council là chứng chỉ CNTT chuẩn bị cho bạn những kiến thức để xác định điểm yếu hoặc các lỗ hổng trong mạng của một doanh nghiệp, đặc biệt là những lỗ hổng bảo mật. Bạn sẽ sử dụng những kỹ năng này để bảo vệ doanh nghiệp và vá bất cứ những lỗ hổng tiềm ẩn nào.
EC-Council đã dành hàng nghìn giờ công phu để nghiên cứu những xu hướng mới nhất và khám phá những kỹ thuật bí mật được sử dụng bởi “cộng đồng ngầm” để đưa ra chương trình giảng dạy cũng như những bài kiểm tra cho phiên bản 9 mới nhất.
Không nghi ngờ gì rằng chứng nhận này sẽ tiếp tục được phổ biến trong ngành công nghệ thông tin khi mà những cuộc tấn công quy mô lớn liên tục xảy ra gần đây với những công ty công nghệ có tên tuổi như Yahoo, Tesco, Netfix, Reddit,…
CISA – Chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin là một loại chứng chỉ do Hiệp hội kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin (ISACA) ban hành. Đây là tiêu chuẩn toàn cầu cho các chứng chỉ liên quan đến các công việc trong hệ thống thông tin, đặc biệt là kiểm toán, kiểm soát và bảo mật giám sát và đánh giá hệ thống CNTT của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Bài kiểm tra của chứng chỉ này sẽ đánh giá chuyên môn của bạn trong quy trình kiểm toán hệ thống thông tin (IS), khả năng báo cáo của bạn về các quy trình tuân thủ và truy cập vào các lỗ hổng bảo mật.
Để đủ điều kiện thi chứng chỉ CISA, bạn cần có 5 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành kiểm toán, kiểm soát, đảm bảo hoặc bảo mật hệ thống thông tin hoặc CNTT. Để duy trì chứng chỉ, bạn sẽ cần báo cáo ít nhất 20 khóa học CPE hàng năm, chứng chỉ sẽ hết hạn sau 3 năm.
Các chuyên gia Công nghệ có chứng chỉ này đã kiếm được trung bình 7,4 chứng chỉ nghề nghiệp, số tiền cao nhất trong danh sách của Global Knowledge. Triển khai, hợp nhất và quản trị các công nghệ ảo hóa, như vSphere High Avencies và Distributed Resource Scheduler clusters. Chuyên gia CNTT đã đạt được chứng nhận này thường kiếm được mức lương trung bình là 130,226 đô mỗi năm.
Bảo mật ngày trở nên quan trọng. (ISC)², tổ chức quản lý chứng chỉ Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin (Certified Information Systems Security Professional – CISSP), đã tạo dựng được một chứng chỉ bảo mật độc lập với các hãng công nghệ rất tiếng tăm. CISSP được cấp cho những người có kiến thức bảo mật vật lý và mạng cũng như khả năng quản lý nguy cơ và có kiến thức những vấn đề liên quan đến bảo mật.
CISSP được thiết kế dành cho những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về bảo mật. Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standards Institute – ANSI) là cơ quan cấp chứng chỉ này.
Theo một báo cáo gần đây của công ty tuyển dụng Robert Half, 77% giám đốc thông tin (CIO) ở Anh tin rằng trong 5 năm tới họ sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh vì thiếu tài năng bảo mật công nghệ thông tin.
Information Commissioner đã xác định rằng, việc vi phạm an ninh mạng đã tăng 88% kể từ đầu năm 2015. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng đang không ngừng gia tăng chính sách an ninh, bảo mật của họ bằng cách sử dụng những người được cấp chứng chỉ này ở mức cao nhất. Với xu hướng hiện nay, CISSP sẽ tiếp tục là con đường tuyệt vời để đạt được vị trí cao nhất trong lĩnh vực bảo mật, an ninh mạng.
Chứng nhận CISSP của (ISC)² là tiêu chuẩn vàng cho các chuyên gia CNTT, có vai trò bảo mật về quản lý và kỹ thuật cao. CHứng chỉ này chứng tỏ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên sâu và sự tự tin để thiết kế, thực hiện, quản lý các chương trình bảo mật tổng thể của một doanh nghiệp.
Mới lọt vào danh sách top 10 năm nay, AWS Certified Cloud Practitioner là điểm khởi đầu cho nhiều chứng chỉ đám mây phổ biến, bao gồm Kiến trúc sư giải pháp AWS, Nhà phát triển, Kỹ sư DevOps và Quản trị viên SysOps.
Chứng nhận này được thiết kế cho các chuyên gia tìm kiếm kiến thức chung về các dịch vụ đám mây AWS. Là một chứng chỉ cấp cơ bản, nó thường được các LTV học khá sớm để trở thành là bàn đạp cho các chứng chỉ AWS chuyên biệt hơn trong tương lai. Với sự gia tăng trong nhu cầu quản lý đám mây và AWS trong năm nay, các chương trình AWS Certified Cloud Practitioner sẽ tiếp tục tăng.
AWS Certified Cloud Practitioner đào tạo khả năng xác định các nguyên tắc kiến trúc và cơ sở hạ tầng đám mây cơ bản, cũng như các dịch vụ chính trên nền tảng AWS. Một chuyên gia được chứng nhận cũng có thể mô tả các khía cạnh bảo mật và tuân thủ cơ bản của nền tảng. Hơn 12% các chuyên gia CNTT của Hoa Kỳ có kế hoạch theo đuổi chứng nhận này vào năm 2020 theo Global Knowlegde và mong đợi kiếm được trung bình $ 131.465 mỗi năm.
Chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco (Cisco Certified Internetwork Expert – CCIE) là chứng chỉ có giá trị nhất trong các chứng chỉ mạng của Cisco. Nhưng chứng chỉ cơ bản công nghệ mạng của Cisco có thể thiết thực hơn với nhiều tổ chức. Bởi không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện để đào tạo hay thuê một CCIE hoặc cần đến một người có chứng chỉ này.
Đa phần các tổ chức nhỏ và vừa cần đến đến người có CCNA – chứng chỉ cấp cho những người có kiến thức cơ bản trong việc quản trị thiết bị mạng của Cisco. Đặc biệt khi các công ty vừa và nhỏ ngày càng lệ thuộc vào các công nghệ truy cập từ xa, các kỹ năng hệ thống Cisco cơ bản ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp (PMP) là một chứng chỉ do Viện Quản lý Dự án (Hoa Kỳ) đưa ra từ năm 1984. Đây là chứng chỉ quốc tế công nhận một người có tri thức và kỹ năng để dẫn dắt, quản lý nhóm nhằm thực hiện dự án, chuyển giao kết quả đáp ứng theo yêu cầu ràng buộc của dự án.
PMP rất thiết thực vì nó phục vụ cho chính công việc của những người làm dự án, kể cả ở vị trí quản lý như Project Management Office staff, Project Manager hay ở vị trí là một thành viên bình thường.
Họ có thể áp dụng khung (framework) trong PMP vào việc điều hành dự án, thay đổi những cách làm không hiệu quả, nâng cao khả năng thành công của dự án. Các thành viên dự án cũng có thể dùng kiến thức PMP để hiểu được các thuật ngữ, nắm được quy trình, process trong phát triển dự án, hỗ trợ PM quản lý dự án…
Tuy trong cùng lĩnh vực PM (Project Manager) có rất nhiều loại chứng chỉ khác nhưng PMP (Project Management Professional) được đánh giá là thông dụng nhất bởi tính đa ngành với một số lĩnh vực như: xây dựng, sản xuất, CNTT.
Chứng chỉ Kiến trúc sư Giải pháp AWS đã quay có nhu cầu cao thứ hai vào năm 2020 trong ngành lập trình. Để đạt được chứng nhận này, các ứng viên phải vượt qua kỳ thi Kiến trúc sư giải pháp được chứng nhận AWS – Associate (SAA-C01).
Chứng nhận AWS Certified Cloud Practice là điều kiện tiên quyết. AWS cũng đề xuất một năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thực hành trên AWS trước khi thực hiện bài kiểm tra này. Bài kiểm tra mất 80 phút và được quản lý tại các trung tâm PSI trên khắp Hoa Kỳ. Kiến trúc sư giải pháp được chứng nhận AWS thành công có thể kiếm được trung bình $ 149,446 mỗi năm.
Devmaster Academy via Techtalk