Đây là một trong những chương trình mà công ty khởi xướng nhằm nuôi dưỡng một hệ sinh thái công nghệ đa dạng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khu vực, người phát ngôn của Huawei khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói với giới truyền thông trong khuôn khổ MWC Thượng Hải 2021.
Trang bị AR, VR, HMS Core Kits và các tính năng công nghệ mở khác, phòng thí nghiệm được thiết kế để hỗ trợ các nhà phát triển ở mọi cấp độ trong suốt hành trình phát triển ứng dụng di động của họ.
"Trong kỷ nguyên thông minh mới, Huawei đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái di động toàn diện ‘1 + 8 + N’ với nền tảng HMS trao quyền cho các nhà phát triển đổi mới khi xây dựng doanh nghiệp của mình. Digix Lab cung cấp một nền tảng để trau dồi và trang bị cho các nhà phát triển những công cụ phát triển ứng dụng cần thiết để đổi mới và thúc đẩy tương lai của không gian số " - Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei châu Á - Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại MWC Thượng Hải 2021.
Với tiêu đề "Tác động được kết nối", MWC Thượng Hải 2021 giới thiệu cách toàn bộ hệ sinh thái số tiếp tục biến đổi cuộc sống, hướng tới một thế giới an toàn và tốt đẹp hơn.
Theo Phó Chủ tịch Jay, Huawei sẽ hợp tác với các đối tác trong nhiều chương trình để phát triển hệ sinh thái công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bổ sung thêm về DIGIX Lab, Huawei cũng cho biết sẽ mang đến nhiều ứng dụng theo yêu cầu tại địa phương lênkho ứng dụng ứng dụng HUAWEI App Gallery để nâng cao hệ sinh thái di động của mình trong khu vực.
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực dẫn đầu về việc ứng dụng công nghệ 5G với 1,14 tỷ thuê bao, chiếm 65% tổng số đăng ký 5G toàn cầu vào năm 2024, theo thống kê mới nhất của GlobalData.
Thông qua đổi mới chung và quan hệ đối tác chiến lược với khách hàng, Huawei đang nỗ lực phối hợp các tiêu chuẩn công nghiệp và truyền thông 5G để mở rộng quy mô các ứng dụng 5GtoB.
Để phát triển hệ sinh thái 5G, Huawei có kế hoạch đầu tư 475 triệu baht Thái (khoảng 1,5 triệu USD) để hỗ trợ Trung tâm Đổi mới Hệ sinh thái 5G (EIC) ở Bangkok. Công ty công nghệ này cam kết ươm tạo hơn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương và các công ty khởi nghiệp hàng năm để ứng dụng các giải pháp 5G cho các ngành dọc khác nhau trong vòng ba năm tại quốc gia châu Á - Thái Bình Dương này.
Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp, Huawei châu Á - Thái Bình Dương đã khởi động chương trình Spark tại Singapore vào năm 2020 để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu với việc sử dụng 5G, Machine Learning & Analytics, IoT, Mobile Edge Computing và các ứng dụng Mobile & SaaS. Chương trình đã thu hút hơn 500 công ty khởi nghiệp đến từ 75 quốc gia.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số cũng đồng nghĩa với sự thiếu hụt tiềm năng về nhân tài ICT ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua các dự án như Học viện Huawei Academy, Chứng chỉ ICT và Hạt giống viễn thông tương lai, Huawei sẽ giúp đào tạo ít nhất 200.000 nhân tài ICT trong 5 năm tới.
"Trong thời đại hợp tác trong hệ sinh thái, điều quan trọng là quản lý sự hợp tác hơn là quản lý cạnh tranh. Với suy nghĩ này, Huawei sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào việc xây dựng một hệ sinh thái đa dạng và thịnh vượng để xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương thông minh, được kết nối hoàn chỉnh ", Phó Chủ tịch Jay Chen nói.
Devmaster Academy via vtv.vn