Nếu nhìn lại lịch sử từ khi Apple thành lập, không ai nghĩ Apple sẽ có thể tiến xa đến mức này. Từ khi Steve Jobs tiếp quản CEO của Apple vào năm 1997, công ty đã phải vật lộn để tìm được chỗ đứng của mình trong một thị trường ngày càng bị chi phối bởi Microsoft và các đối tác của nó.
Thật vậy, bản thân Michael Dell đã từng châm biếm rằng nếu anh ở cương vị của Jobs, anh đã đóng cửa Apple và trả lại tiền cho các cổ đông.
Dưới đây là một cái nhìn lịch sử của Apple trong các bức ảnh, từ khi thành lập, qua những thời điểm khó khăn, và cuộc trở lại ngoạn mục của Jobs.
Apple được thành lập vào ngày 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California.
Ngoài ra, còn có một nhà đồng sáng lập thứ ba, tên là Ronald Wayne. Jobs đã hợp tác với Wayne để đề ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho hai nhà đồng sáng lập trẻ, nhưng Wayne đã rời khỏi công ty trước khi nó được chính thức hợp nhất. Vào thời điểm đó, Wayne đã nắm giữ 800 đô la cổ phiếu của mình trong công ty.
Bản phác họa logo của Apple của Wayne
Văn phòng đầu tiên của Apple không đâu khác ngoài nhà để xe của ba mẹ Jobs
Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I. Trên thực tế, đây chỉ là một bộ mạch chủ với một bộ vi xử lý và một số bộ nhớ, dành cho những người có hứng thú. Người mua thậm chí phải tự lắp thêm linh kiện ngoài và thêm bàn phím và màn hình riêng của họ, như trong hình. Nó được bán với giá $666,66 (nghiêm túc)
Apple I được phát minh bởi Wozniak. Ông cũng tự tay lắp ráp mọi thứ. Ở đây, bạn có thể thấy sơ đồ thiết kế vẽ tay của Wozniak cho chiếc máy tính Apple I đời đầu.
Trong thời gian đó, Jobs lại xử lý chuyện hậu kỳ phụ trách công việc kinh doanh, chủ yếu là cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng thị trường máy tính sẽ phát triển trong thời gian tới. Cuối cùng, Jobs sẽ thuyết phục được Mike Markkula, người đã đồng ý đầu tư số vốn lên đến 250.000 đô la. Mike đến làm việc cho Apple với tư cách là nhân viên số 3, nắm giữ một phần ba số cổ phần của công ty.
Apple chính thức sác nhập vào năm 1977, nhờ sự hướng dẫn của Markkula. Một người đàn ông tên là Michael Scott được đưa lên làm CEO đầu tiên của Apple, theo đề xuất của Markkula, vì lúc ấy Jobs còn quá non trẻ.
Năm 1977 chứng kiến sự ra đời của dòng Apple II, máy tính cá nhân được thiết kế bởi Wozniak sẽ tiếp tục đưa thế giới vào cơn bão.
Ứng dụng hit của Apple II là VisiCalc, một phần mềm bảng tính đột phá. Với VisiCalc, Apple có thể bán Apple II cho các khách hàng doanh nghiệp.
Đến tận năm 1978, Apple mới có một văn phòng thực sự, với nhân viên chính thức và cả một dây chuyền sản xuất Apple II. Đây cũng là khoảng thời gian một số nhân viên của Apple sớm mệt mỏi áp lực mà Jobs đặt ra cho họ.
Đây là phòng thí nghiệm Xerox PARC nổi tiếng thế giới về những thành tựu công nghệ bao gồm máy in laser, chuột và mạng ethernet. Năm 1979, các kỹ sư của Apple đã được phép đến thăm cơ sở của PARC trong ba ngày, để đổi lấy lựa chọn mua 100.000 cổ phiếu của Apple với giá 10 đô la/cổ phiếu.
Năm 1980, Apple phát hành Apple III, một máy tính chuyên về mảng kinh doanh, được cho là mối đe dọa ngày càng tăng của IBM và Microsoft. Nhưng Apple III chỉ là một sản phẩm thử nghiệm. Xerox PARC đã đề xuất một hướng đi khác cho Jobs.
Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của lĩnh vực máy tính là một giao diện đồ họa người dùng (GUI), giống như thứ chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Jobs làm người chịu trách nhiệm chính trong dự án thứ hai Macintosh của Apple. Macintosh sẽ tiếp tục trở nên phổ biến với các chuyên gia thiết kế đồ họa, những người thích sườn hình ảnh (mặc dù nó có màu đen và trắng). So với tỉ giá thời đó, việc sở hữu Macintosh được xem là xa xỉ.
Khoảng thời gian ra mắt máy Macintosh đầu tiên vào năm 1983, Apple có CEO – John Sculley.
Đây cũng là lúc căng thẳng giữa Jobs và Bill Gates tăng cao. Ban đầu, Microsoft đã làm việc chăm chỉ để tạo ra một phần mềm tương tự Macintosh, nhưng những kế hoạch này đã bị đánh bại vào năm 1983 khi Microsoft tiết lộ rằng nó cũng đang làm việc trên một giao diện người dùng đồ họa có tên là Windows.
Macintosh có doanh thu cao ngất ngưởng, nhưng vẫn không đủ để phá vỡ sự thống trị của IBM. Điều này dẫn đến rất nhiều sự mâu thuẫn giữa Jobs – người đứng đầu nhóm Macintosh thích làm mọi thứ theo cách riêng của mình – và Sculley, người muốn giám sát chặt chẽ hơn về các sản phẩm trong tương lai.
Đầu năm 1985, khi Jobs đã cố gắng để thực hiện một cuộc đảo chính và lật đổ Sculley, ban giám đốc của Apple đã loại Jobs khỏi chức quản lý của mình. Jobs giận dữ, bỏ cuộc và tìm đến NeXT, một công ty máy tính tạo ra các máy trạm cao cấp, nơi anh ta có toàn quyền kiểm soát.
Wozniak rời khỏi cùng thời điểm năm 1985, nói rằng công ty đã đi sai hướng. Ông đã bán hầu hết các cổ phần của mình.
Khi Jobs đi, Sculley có toàn quyền quyết định tại Apple. Ban đầu, mọi thứ dường như đi đúng quỹ đạo của nó. Apple đã giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991. System 7 đã nâng cấp màu sắc cho hệ điều hành Macintosh và liên tục cập nhật cho đến khi OS X được phát hành vào năm 2001.
Những thập niên 1990, Apple lấn sân sang nhiều thị trường mới, nhưng không có sự phát triển đột phá nào cả. Có lẽ sản phẩm “lỗi” nổi tiếng nhất của Apple là Newton MessagePad 93 – đứa con tinh thần của Sculley. Theo như nghĩa đen của nó, MessagePad được xem như là “trợ lý kỹ thuật số cá nhân”. Tuy nhiên với mức giá $700, nó vẫn khá vô dụng.
Nhưng sai lầm lớn nhất của Sculley là dành quá nhiều thời gian và nguồn vốn của Apple để đưa System 7 vào bộ vi xử lý mới của IBM/ Motorola PowerPC thay vì kiến trúc lại bộ vi xử lý mà Intel thống trị. Hầu hết các phần mềm được viết cho bộ vi xử lý Intel, cộng với phần mềm có giá rẻ hơn trong những năm qua.
Đồng thời, sức ảnh hưởng của Microsoft đang ngày càng tăng. Macs cho chúng ta một thư viện phần mềm tuyệt vời nhưng hạn chế, chỉ sử dụng được trên các máy tính đắt tiền. Trong khi đó, phiên bản Windows 3.0 của Microsoft lại áp dụng được trên hầu hết các loại máy tính, lại tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh cho người tiêu dùng.
Vô vàn những thất bại liên tiếp và nhiều quyết định tốn kém để chuyển sang PowerPC, hội đồng quản trị của Apple đã có đủ lý do để sa thải Sculley. CEO mới là Michael Spindler, một kỹ sư người Đức đã làm việc với Apple từ năm 1980.
Spindler đã không may khi đã quyết định đi theo vết xe đổ củ Sculley. Năm 1994, phiên bản Macintosh chạy trên PowerPC được phát hành. Tuy nhiên, số phận của Apple lại lận đận khi Windows đang có đà đi lên. Sau một vài cuộc đàm phán thất bại, hội đồng quản trị của Apple đã thay thế Spindler bằng Gil Amelio vào năm 1996.
Nhiệm kỳ của Amelio cũng đầy biến động. Dưới sự cầm quyền của ông, cổ phiếu của Apple đạt mức thấp nhất trong 12 năm. Amelio quyết định thu mua NeXT Computer của Jobs với giá 429 triệu đô la vào tháng 2 năm 1997 và đưa anh trở lại Apple.
Vào ngày 4 tháng 7 cùng năm đó, Jobs tổ chức một cuộc đảo chính trong phòng họp và thuyết phục ban quản trị của Apple đặt ông làm Giám đốc điều hành tạm thời. Amelio đã từ chức một tuần sau đó.
1997 gắn liền với sự ra đời của chiến dịch quảng cáo “Think Different” nổi tiếng của Apple. Chiến dịch vinh danh các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhạc sĩ nổi tiếng.
Dưới nhiệm kỳ của vị lãnh đạo mới Jobs, Apple sẽ hợp tác với Microsoft – vốn đã đầu tư 150 triệu USD vào Apple vào khoảng năm 1997.
Nhưng thành công lớn nhất của Apple nói riêng và mang tính tầm cỡ trong giới công nghệ nói chung là sự ra đời của iPhone năm 2007. Phần còn lại là, như họ nói, sẽ do lịch sử quyết định.
Nguồn: Sưu tầm từ internet and BusinessInsider