Nhờ vào những cải tiến của ông – vốn bao gồm các lệnh “cut”, “copy” và “paste” – mà các máy tính cá nhân trở nên đơn giản để học và sử dụng hơn.
Xerox, nơi Ngài Tesler đã dành hầu hết cho sự nghiệp của mình, đã truy điệu ông rằng:
“Người phát minh ra ‘cut/copy & paste’, ‘find & replace’, và nhiều hơn thế nữa, chính là Larry Tesler, 1 cựu nghiên cứu gia tại Xerox”, được đăng tải trên Twitter của công ty. “Công việc hàng ngày của các bạn được dễ dàng hơn là nhờ vào những ý tưởng đột phá của ông.“
Biểu tượng Cut, Copy & Paste nổi tiếng
Ngài Tesler được sinh tại quận Bronx, New York vào năm 1945, và học tập tại Đại học Stanford, California.
Sau khi tốt nghiệp, ông đã theo chuyên môn về mảng thiết kế giao diện người dùng – mà nhờ vậy, làm cho các hệ thống máy tính trở nên thân thiện với người dùng hơn.
Ông cũng làm việc cho 1 số công ty công nghệ lớn trong suốt sự nghiệp dài của mình. Ông bắt đầu làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Xerox Palo Alto (Parc), trước khi Steve Jobs săn lùng được ông về cho Apple, nơi ông đã dành 17 năm cho công việc và lên tới chức ‘chief scientist’.
Sau khi rời khỏi Apple, ông đã thiết lập 1 startup giáo dục, và làm việc thời gian ngắn tại Amazon và Yahoo.
Năm 2012, ông đã bảo với BBC của Thung lũng Silicon: “ Hầu như luôn có 1 nghi thức bạn cần đi qua – sau khi đã kiếm 1 số tiền, bạn không chỉ đơn giản là về hưu, mà bạn sẽ dùng thời gian của mình để gây quỹ cho các công ty khác.
“Luôn có yếu tố gây háo hức 1 cách mạnh mẽ trong tôi, về việc chia sẻ những gì bạn đã học được với thế hệ tiếp theo”
1 tầm nhìn phản văn hóa
Rõ ràng đây là phát minh nổi tiếng nhất của Ngài Tesler, lệnh ‘cut và patse’, được tường thuật nhờ dựa trên phương pháp cũ của việc biên tập, điều mà mọi người sẽ thực sự cắt các phần của văn bản in ra và dán nó một nơi nào đó.
Lệnh này đã được hợp nhất trong phần mềm của Apple trên máy vi tính Lisa vào năm 1983, và cả hệ máy Macintosh nguyên bản được ra mắt vào năm sau đó.
1 trong những niềm tin mãnh liệt của Ngài Tesler chính là các hệ thống máy tính nên ngừng sử dụng ‘mode’, vốn khá là phổ biến trong việc thiết kế phần mềm vào thời điểm đó.
Các ‘mode’ cho phép người dùng có thể chuyển giữa các function trên phần mềm và các ứng dụng nhưng làm cho các máy vi tính trở nên mất thời gian và phức tạp hơn.
Niềm tin của ông mãnh liệt đến nỗi mà website của Tesler có tên miền là “nomodes.com”, địa chỉ Twitter của ông là “@nomodes”, và ngay cả bảng số xe của ông cũng là ‘No Modes’.
Viện bảo tàng lịch sử Máy tính của Thung lũng Silicon nói rằng Ngài Tesler thực sự đã “dung hợp việc huấn luyện khoa học máy tính với 1 tầm nhìn phản văn hóa rằng các máy vi tính nên được dành cho tất cả mọi người”.
Devmaster Academy via BBC