Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực IT rút ra kinh nghiệm rằng: Họ sẽ cố gắng thử sức tại nhiều công ty khác nhau để tìm cho mình một công việc tốt nhất, với nhiều lợi ích nhất, tại một môi trường tốt nhất. Tất cả những điều trên phụ thuộc vào 1 phần của kĩ năng và 9 phần của nghị lực của các bạn.
*
Kevin Kalahiki, một kĩ sư công nghệ thông tin – người đã có những bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình, kể từ khi anh tham gia vào lĩnh vực IT đầy mới mẻ, ngay từ những ngày đầu của kỉ nguyên “.com”. Anh ấy đã thay đổi từ một Developer mới chập chững vào nghề tại thời điểm năm 2000 để trở thành một nhà quản lý cấp cao, có chỗ đứng vững chắc trong 1 team digital design của một công ty dịch vụ tài chính tầm cỡ. Trong quá trình phát triển đó của Kalahiki, đã có không ít những bước chuyển biến quan trọng.
“Tôi luôn cố gắng học hỏi, và không ngừng thúc đẩy bản thân mình lên phía trước, bởi công nghệ cũng vậy, luôn phát triển không ngừng. Chính vì vậy, tôi cũng nghiệm ra rằng: “Bản thân mình dần quen với việc dẫn dắt các thành viên trong team một cách hết sức tự nhiên”.
Những bước tiến của Kalahiki có lẽ sẽ không có gì đáng bàn nếu không kể đến một chi tiết đặc biệt: Kalahiki không có bằng đại học và bản CV của anh trước khi đến với ngành IT là những công việc dang dở, thậm chí cả những công việc tồi tệ, tưởng chừng không đem lại chút hy vọng cho chàng thanh niên này. Vậy, điều gì đã giúp Kalahiki có những bước nhảy vọt trong sự nghiệp nhanh như đã kể trên?
“Tôi luôn mang trong mình niềm đam mê với lĩnh vực IT, nên khi tôi kiếm được cho mình một công việc thật sự trong ngành này, tôi luôn suy nghĩ: Mọi thứ đang hoạt động như thế nào?” – Anh nói. “Và tôi cho rằng chính sự chủ động – “niềm khao khát” được học hỏi và tìm hiểu mọi thứ như: cách chúng vận hành như thế nào…v.v của bản thân tôi, cũng như của những đồng nghiệp mà tôi cùng hợp tác làm việc, chính là chìa khóa giúp tôi nhanh thăng tiến trong công việc.” Tin tức đăng tải tràn ngập những con thống kê, những câu chuyện về thị trường lao động trong ngành công nghệ. Quả thật, tỷ lệ thất nghiệp của những lao động trong ngành công nghệ thấp dưới mức 4% và thấp hơn 1% đối với một số vị trí nhất định (theo số liệu của văn phòng thống kê về Lao động của Mỹ). Việc làm không thiếu, cơ hội rộng mở. Nhưng môi trường làm việc không đảm bảo cho bạn cơ hội được phát triển sự nghiệp lên những mức cao hơn. Vậy những thành tố nào tạo nên bước tiến trong sự nghiệp của bạn?
Nhân viên, nhà quản lý và cả những người làm tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực IT – một ngành đánh giá con người thông qua Rank và kinh nghiệm đều biết rằng: có rất nhiều công việc đang chào đón các kĩ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, họ cũng ngay lập tức chỉ ra rằng: Không có sự bình đẳng giữa các công việc. Một số công việc tại một vài công ty nhất định, đòi hỏi nhiều thách thức, yêu cầu trách nhiệm hơn, do đó cũng sẽ trả lương cao hơn so với những công việc khác. Tương tự như vậy, một vài vị trí sẽ tốt hơn những vị trí còn lại, khi mà bạn được đảm nhiệm vai trò như là một bàn đạp, cầu nối, một vị trí giúp bạn có thể có được những trải nghiệm thú vị hơn và nhận được một mức lương cao hơn. Ngoài ra, việc theo đuổi các mục tiêu cá nhân, ngoài công việc cũng rất có tiềm năng giúp bạn leo lên những bước phát triển cao hơn trong sự nghiệp.
Điểm mấu chốt của vấn đề ở đây là: Những cao thủ, đầy tham vọng trong giới IT phải chớp lấy cơ hội để tự mình gây dựng con đường phát triển sự nghiệp bản thân. Điều này có nghĩa là: họ phải tự phác thảo và điều chỉnh hướng phát triển và tìm ra con đường nào là phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của mình.
“Các bạn có thể nhắm tới vị trí quản lý, hoặc trở thành những chuyên gia công nghệ có kiến thức uyên thâm và được các đồng nghiệp ngưỡng mộ”. Để phát triển sự nghiệp, thì không phải chỉ có duy nhất một con đường. Nó phụ thuộc vào việc bạn chọn hướng đi nào mà thôi. Vì vậy, có rất nhiều cách để bạn sớm gặt hái những thành tựu trong sự nghiệp của mình” – ông Doug Schade, chuyên gia nhân sự của một công ty phần mềm khẳng định. Dù chọn hướng đi là Chuyên sâu vào kỹ thuật hay theo nghiệp quản lý, thì bất kỳ ai đang làm trong lĩnh vực IT phải nằm lòng suy nghĩ “Tiến lên phía trước”.
Một cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 9/2015 với đối tượng là 244 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa ra kết quả như sau: 59% số người điều tra đã trả lời rằng: Sẽ là quan trọng, thậm chí là rất quan trọng khi được làm việc một công ty coi trọng yếu tố Công nghệ – Kỹ thuật lên hàng đầu – một công ty luôn phát triển và đổi mới Công nghệ.
Phần lớn người tham gia khảo sát nói rằng: Họ sẵn sàng làm việc cật lực để thăng tiến, ít nhất là trong thời điểm được hỏi. Trong đó, 67% nói rằng: Họ sẽ chấp nhận hy sinh sự cân bằng giữa công việc/cuộc sống cá nhân, đồng ý làm việc nhiều giờ hơn, cố gắng chịu đựng Stress trong vòng ít nhất 1 năm để đạt được mức thu nhập cao hơn. 36% khác cho biết: Họ sẵn sàng làm việc với cường độ cao, trong nhiều giờ, chấp nhận chịu áp lực để có cơ hội tiếp cận, làm việc với những công nghệ mới nhất hoặc để có cơ hội làm việc với những nhà lãnh đạo trong giới công nghệ. Mặt khác, 34% tổng số người tham gia khảo sát trả lời rằng: họ sẵn sàng làm những việc trên để đạt được những bước tiến quan trọng trong chức vụ và uy tín của mình. Mặt khác, chỉ có 18% nói rằng: Họ sẽ đánh đổi sự cân bằng giữa công việc/cuộc sống cá nhân để kiếm được nhiều lương thưởng, chế độ phúc lợi hơn, ví dụ như: Công ty cung cấp bữa trưa miễn phí, có phòng tập gym…v.v. Trong khi 16% nói rằng họ sẽ chấp nhận hy sinh công việc hiện tại để làm Start-up, và chỉ có 14% trả lời rằng sẽ chớp lấy cơ hội để làm việc tại một công ty uy tín.
Tuy nhiên, ông Schade và những chuyên gia khác cũng cho rằng: Thăng tiến trong sự nghiệp không có nghĩa là bạn làm việc nhiều giờ trong ngày, hoặc kiếm được công việc tại công ty Hot nhất. “Luôn cố gắng và làm việc chăm chỉ, đúng phương pháp, trong nhiều năm sẽ mang lại thành công cho bạn.Nhưng hãy kết hợp chúng lại, sao cho bạn ngày càng làm việc 1 cách thông minh, hiệu quả hơn và phải luôn mang trong mình tinh thần cầu tiến. Bạn có thể gặp một vài trường hợp éo le như: Nhiều người tuy làm việc rất chăm chỉ nhưng họ không thực sự xuất sắc. Đơn giản là do họ không bắt kịp với xu hướng công nghệ, không có cơ hội được làm việc cùng các mentor giỏi để tiến bộ, hoặc không học được những kỹ năng mà họ chưa có.”
Roger Benoza, một lập trình viên kiêm phân tích, người đã làm việc lâu năm CSX Transportation đã chia sẻ rằng: Anh đã tiến bộ nhanh chóng , đi lên từ những bước đầu tiên trong sự nghiệp Lập trình hơn 40 năm trước. “Công nghệ thật sự rất phù hợp với cá nhân tôi. Tôi nhận ra : mình phải làm việc cùng nó, và nó- công việc cũng sẽ trả công cho tôi”. Vì nhận thức được điều đó, nên Bezona thấy rằng: Con đường trở thành một nhà quản lý là không phù hợp với mình. Do đó, anh chỉ tập trung vào việc nâng cao kiến thức về mặt Kỹ thuật. Anh theo đuổi những xu hướng lập trình mà bản thân chưa từng tiếp xúc. Bất cứ khi nào cảm thấy nhàm chán với công việc đang làm, anh sẽ chuyển công việc sang một công việc khác. Và cuối cùng anh chuyển sang làm nhà tư vấn- một công việc mà anh cho rằng bản thân mình có thể làm được nhiều việc hơn, mà không gặp phải những đánh giá tiêu cực từ bộ phận tuyển dụng. Chiến lược liên tục nhảy việc đã cho anh cơ hội làm việc tại hai quốc gia là Úc và Mỹ, tại 13 thành phố với 12 công ty khác nhau trước khi ổn định tại CSX 18 năm trước.
Giống như Kalahiki, Bezona tự tạo cho mình một ý chí sắt đá: Luôn học hỏi để nâng cao năng lực của bản thân.
“Tôi đã gặp các bạn trẻ đến đây phỏng vấn và nói rằng: “Em chỉ lập trình Java thôi” . Các bạn không thể và không nên làm như vậy. Đó chỉ là những công nghệ đang được ứng dụng cho ngày hôm nay. Các bạn phải tiếp tục học hỏi chứ. Với mỗi cơ hội đã trải qua, tôi đều học được những điều mới mẻ. Tôi không bao giờ có suy nghĩ hay đặt mindset cho bản thân, rằng “Đó là điều duy nhất mà tôi làm”. “Phải luôn update bản thân mình” – Bezona nói. Và phải làm việc thật chăm chỉ nữa – anh thêm vào. “ Mọi người thường nghĩ rằng: các nhà quản lý sẽ chẳng thèm để ý , đánh giá về việc mình tự updade kiến thức đâu. Nhưng cá nhân tôi nhận ra một điều: Họ sẽ chú ý, nếu bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn và chính xác. Nếu bạn phạm lỗi, bạn phải tự mình sửa lỗi đó. Nếu bạn có bất kỳ ý tưởng hay sáng kiến gì, hãy nắm bắt và thực hiện nó. Đừng chỉ ngồi đó và đợi một câu trả lời từ trên trời rơi xuống” – Anh nói.
Blake Angove – giám đốc phụ trách Kỹ thuật cho trang web tuyển dụng LaSalle Network, chia sẻ rằng: “Các nhà lãnh đạo luôn muốn các nhân viên IT của mình có niềm đam mê với công nghệ. Điều này không chỉ là theo đuổi, cập nhật những kỹ thuật có thể áp dụng được cho công việc hiện tại, mà còn bao gồm việc tự dấn thân vào những lĩnh vực mới mẻ. Họ muốn các lập trình viên của mình có thể đóng góp ý tưởng cho các trang web như: Stack Overflow hoặc Github, để có thể gây dựng tiếng tăm như là một cộng tác viên hoặc 1 leader tràn đầy các ý tưởng. Họ mong muốn các kỹ sư của mình có những kinh nghiệm, trải nghiệm với các công nghệ tân tiến nhất tại nhà hoặc trong những dự án chia theo nhóm nhỏ, hoạt động độc lập.
“Không phải tất cả các công ty đều có khả năng và sẵn sàng cung cấp các công nghệ mới nhất, tốt nhất. Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm những người có khả năng tự phát triển bản thân trong những lĩnh vực khác, với những kĩ thuật nằm ngoài phạm vi công việc. Để khi ngân sách công ty đã sẵn sàng, họ biết mình đang nắm trong tay nguồn nhân sự phù hợp, có thể giúp họ triển khai những công nghệ mới này.” – anh nói.
Tuy nhiên, việc chỉ biết về Kỹ thuật cũng chưa phải là điều chắc chắn sẽ giúp bạn có những bước tiến nhanh trong sự nghiệp được.” – Angove cho biết . Quan trọng là làm sao bạn có thể bán được nó- công nghệ. Sẽ là một bước nhảy vọt nếu bạn có thể triển khai được một công nghệ mới và đem đến cho nó những giá trị về mặt thương mại.
“Luôn có một sự nhất quán trong nghiệp thăng tiến của bạn tại công ty. Bạn phải cho các cấp quản lý biết được: tại sao mình nên được đề bạt lên một vị trí cao hơn, cũng như bạn phải trình bày được lý do đằng sau những việc bạn đang làm. Điều đó sẽ tách bạn ra khỏi hàng ngũ của những lập trình viên chỉ tập trung vào việc Code.” – Angove nói. Hơn thế nữa, những người đam mê công nghệ, tự thân tìm hiểu những công nghệ, kĩ thuật mới thường được chọn để lead các dự án hấp dẫn khi công ty chuyển mình phát triển, và có cơ hội tốt hơn để đạt được bước tiến lớn về sự nghiệp trong tương lai.
Mark Stevenson , giám đốc Kỹ thuật của JM Family Enterprises, nói rằng ông đã có kinh nghiệm về việc này trong những ngày đầu khởi nghiệp. “Việc tiếp cận với những chức năng của sản phẩm để có thể phân tích, nhận định những yêu cầu và nghiệp vụ mà khách hàng đòi hỏi, rồi diễn đạt , trình bày chúng ra bằng ngôn ngữ Kỹ thuật đã giúp tôi tiến nhanh hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.” – Anh nói. Vừa xoay sở với công việc quản lý, Mark cũng đồng thời “nhúng tay” tham gia vào việc phát triển, cấu trúc các App và đóng góp ý tưởng trong quá trình làm việc. Vì vậy, anh có thể điều chỉnh cân đối giữa 2 việc quản lý và phát triển sản phẩm sao cho hợp lý.
Làm việc tại một công ty lớn và nổi tiếng chưa chắc đã là phương án tốt giúp bạn thăng tiến. Như Schade đã nói: “Có nhiều điều để nói khi bạn nói rằng bạn đang, hoặc đã làm việc tại một công ty lớn. Người ta có thể nghĩ rằng: Bạn đã từng làm cho một dự án hoành tráng, sử dụng những công nghệ, kỹ thuật tuyệt vời…v.v. Nhưng những điều đó không cấu thành chỉ bằng một cái tên. Quan trọng là bạn đã làm được những gì kia.” Trong thực tế, có rất nhiều cách để bạn tích lũy kinh nghiệm. Lựa chọn của bạn có thể là: Vào làm việc tại một công ty về công nghệ, chuyên phát triển các sản phẩm phần cứng, phần mềm mới; ổn định tại một bộ phận nào đó trong 1 công ty chuyên sử dụng các công nghệ tân tiến nhất để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số hiện đại; Làm việc tại một phòng phát triển chuyên biệt, nghiên cứu sâu về một lĩnh vực tại một công ty lớn & nổi tiếng; hoặc làm việc tại một công ty nhỏ nơi mỗi cá nhân có cơ hội để tìm hiểu, triển khai những công nghệ mới; hoặc bạn cũng có thể trở thành những chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
“Khi một CV đến bàn làm việc của tôi, điều tôi tìm kiếm không phải là tên của những công ty mà ứng viên đã làm việc. Điều mà tôi quan tâm là: Tại công ty đó, họ đã làm loại công việc gì ? – Jack Sunderman, CTO tại Medac&KAM Technologies cho biết. Sunderman cũng nói rằng: Những ứng viên thực sự nổi bật, người qua mặt các đối thủ cạnh tranh thường là những người luôn tìm kiếm những thách thức , luôn học hỏi các kỹ năng mới , người đưa ra các ý kiến có lợi cho công ty.
Vì vậy, để có thể nhanh chóng thăng tiến trên con đường sự nghiệp, bạn phải luôn cố gắng hết mình. Không chỉ trong công việc bạn đang làm, mà cả trong quá trình đi xin việc nữa. Lấy một ví dụ đơn giản: Hàng năm, Google nhận được khoảng 2 triệu thư apply xin việc từ các ứng viên, nhưng họ chỉ tuyển khoảng 5000 nhân viên. Như vậy, bạn phải cạnh tranh với khoảng 400 kỹ sư phần mềm xuất sắc của để có thể làm việc tại công ty tìm kiếm lớn nhất hành tinh này. Lựa chọn của mỗi người là khác nhau, nhưng bạn không muốn bị thụt lùi trong Thế giới Số không ngừng biến đổi phải không nào?
Nguồn: Sưu tầm từ internet via Viblo