Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số khái niệm về Framework và Library được nhiều người thống nhất ý kiến.
Là một tập hợp các chức năng (functions), các lớp (class) được viết sẳn để có thể tái sử dụng. Mỗi function hoặc class phục vụ cho một công việc cụ thể nào đó.
Ví dụ:
– JQuery là một library, nó cung cấp các chức năng giúp chúng ta thao tác với DOM.
– LinqJS là một library, nó cung cấp các chức năng giúp chúng ta truy vấn (query) dữ liệu dễ dàng, đơn giản và nhanh hơn.
Là một tập hợp các Library đã được đóng gói để hỗ trợ phát triển ứng dụng dựa trên framework đó. Đồng thời, Framework cung cấp các nguyên tắc, cấu trúc của ứng dụng mà chúng ta phải tuân thủ theo nó.
Ví dụ 1: Angular là một framework. Mục đích Angular framework là giúp cho người dùng xây dựng được các ứng dụng website dạng single page một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nó tập trung vào việc phát triển font-end cho ứng dụng web. Angular cung cấp sẵn cho bạn các directives, services, data-biding, filters,… Để sử dụng Angular, chúng ta phải tuân thủ theo mô hình và cách hoạt động của nó. Chẳng hạn, một page sẽ có phần html gọi là template, phần xử lý gọi là controller, các quy định về việc sử dụng $scope, isolate-scope, cách để trao đổi dữ liệu giữa các page như thế nào. Nghĩa là Angular team đã viết sẵn các thư viện ( Libraries ) để bạn sử dụng lại, cùng với một khuôn mẫu (design parttern) mà bạn phải tuân theo nó để có thể xây dựng được ứng dụng.
– Framework và Library đều cung cấp các tính năng (functions) được viết sẵn để chúng ta có thể tái sử dụng.
– Framework lớn hơn và phức tạp hơn Library.
– Sử dụng Framework bạn phải thay đổi cấu trúc code của dự án (project’s structure) theo các quy tắc của framework đó để có thể sử dụng được các functions mà framework đó cung cấp.
– Chúng ta có thể sử dụng các functions của Library một cách trực tiếp mà không cần thay đổi cấu trúc code của dự án.
– Framework có thể hiểu là một khung chương trình, người dùng bổ sung code và tuân theo quy tắc để tạo ra ứng dụng. Còn Library chỉ cung cấp các chức năng tiện ích hay các class để sử dụng trong quá trình xây dựng ứng dụng.
– Framework hoạt động chủ động. Nghĩa là nó có thể đưa ra các quyết định gọi hoặc bị gọi bởi các Library hay ứng dụng nào đó.
– Library hoạt động bị động. Nghĩa là nó chỉ được gọi khi nào chúng ta cần dùng nó.
Tới đây, mình nghĩ các bạn đã hiểu được Framework và Library là gì, chúng khác nhau thế nào rồi đúng không. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, mình lấy một ví dụ đời thực để so sanh Framework với Library thế này:
Library: có thể xem các cổng COM/USB được chia thành nhiều loại phục vụ cho từng chức năng của nó. Dây điện với các giắc cấm điện (loại 3 đầu, 2 đầu), óc vít dùng để liên kết các thành phần máy tính lại,…
Devmaster Academy via thangphampt.wordpress.com