Năm 1984 đã và sẽ luôn được nhớ đến với sự ra mắt của chiếc máy tính Apple Macintosh.
Tuy nhiên 40 năm về trước, dự án Macintosh bắt đầu một cách không chính thức bởi Jef Raskin, nhân viên thứ 31 của Apple, phụ trách quản lý việc xuất bản. Giữa thời kỳ máy tính chỉ dành cho những người chuyên nghiệp biết cả về lập trình lẫn điện tử viễn thông, Raskin định hình một ý tưởng mới, tạo ra một thiết bị dễ tiếp cận và dễ mua với tất cả mọi người, và đặt tên nó theo giống táo ông rất thích: Macintosh.
Khi dự án này lọt vào mắt xanh của Steve Jobs, chiếc máy Mac được thiết kế và ra mắt khác rất nhiều so với những gì Raskin mường tượng trong đầu khi ông nghĩ ra ý tưởng. Mà khi Macintosh được bán ra thị trường, Raskin cũng đã rời khỏi Apple rồi. Thế nhưng ông chưa bao giờ dừng nghĩ về ý tưởng sản xuất một “thiết bị thông tin” với sự hiện diện của thứ mà ông gọi là “giao diện nhân văn”. Thế là đến năm 1987, ông có được cơ hội tạo ra chiếc máy đúng với tầm nhìn của mình ở Canon, đặt tên là Canon Cat.
Trong những tài liệu quảng cáo thời bấy giờ, Canon Cat với cái giá 1.495 USD được mô tả là một chiếc máy “xử lý công việc, đứa con tinh thần của cha đẻ Macintosh”. Giống như Macintosh, chiếc Cat có màn hình đơn sắc 9 inch nhưng có thiết kế giống hệt như một chiếc máy tính trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Bên trong chiếc máy là giao diện được tối ưu để làm việc. Dù rằng Cat được coi là một thất bại về mặt kinh doanh, nó vẫn đáng được nhắc đến.
Khi ấy, Canon đang là một ông lớn sản xuất những máy đánh chữ điện tử, và họ cũng rất muốn xem máy tính có lợi thế ra sao khi xử lý văn bản. Bên trong giao diện chiếc Cat, những chi tiết được vay mượn từ Apple xuất hiện ở mọi nơi: Những menu, ô cửa sổ phần mềm chồng lên nhau, những hàng ký hiệu viết tắt cho các tính năng. Người dùng chỉ việc bật máy lên là có thể bắt đầu gõ văn bản rồi.
Và trong văn bản đó, Canon Cat cho phép anh em tạo bảng tính với các công thức tính khác nhau, giống hệt như Word, Quip hay Coda của thời đại này. Thậm chí nó còn cho phép anh em chèn những đoạn code trong văn bản, có thể chạy chỉ bằng một nút bấm.
Thay cho chuột, máy tính có hai hút dưới nút spacebar để nhảy con trỏ …….. hoặc lùi xuống. Lấy ví dụ muốn tìm từ “feline” trong một văn bản dài, chỉ cần giữ nút Leap và gõ những ký tự của từ khóa cần tìm (fel) và bỏ nút Leap ra khi con trỏ dừng lại ở cụm từ anh em muốn. Tính năng Leap cũng cho phép đánh dấu đoạn văn, sau đó có thể đổi font, thay đổi vị trí, xóa hoặc in chúng ra. Về cơ bản, chiếc máy Cat kết hợp cả sự tiện dụng của shortcut trên bàn phím với giao diện đồ họa rất tự do.
Tiếc thay, dù mang rất nhiều đổi mới, Canon Cat không thành công. Canon chỉ bán được 20 nghìn chiếc, theo số liệu của oldcomputers.net, và nhanh chóng biến mất giữa một thị trường đầy những lựa chọn máy tính cá nhân thời bấy giờ. Raskin đổ lỗi cho marketing dẫn đến thất bại của sản phẩm. Nhưng vài người khác thì nhắc đến câu chuyện kèn cựa giữa nhóm phát triển Cat và những người phát triển máy đánh chữ điện tử truyền thống mà Canon đang rất mạnh thời đó. Câu chuyện này chẳng khác gì cuộc chiến nội bộ giữa nhóm phát triển Apple II và Macintosh cả.
Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu kinh khủng hơn, đó là chính Steve Jobs đã thuyết phục Canon bỏ rơi sản phẩm của chính họ. Khi Cat ra mắt, Steve Jobs đang quản lý startup thứ 2 của ông, NeXT. Canon lúc ấy sản xuất một chiếc máy in laser chất lượng cao nhưng có giá rẻ cho NeXT bán cùng máy tính của họ. Ông đã tạo sức ép để NeXT không có đối thủ đáng gờm.
Về phần Raskin, ông tiếp tục phát triển ý tưởng đã tạo ra chiếc Canon Cat rất lâu sau khi nó thất bại. Sau khi ông mất vào năm 2005, con trai ông, Aza tiếp tục ý tưởng của cha mình, tạo ra một launcher trên Windows đặt tên là Enso. Về sau Enso phải trở thành một dự án mã nguồn mở khi không tìm được nguồn đầu tư tài chính ổn định.
Câu hỏi là, nếu Canon Cat thành công, chuyện gì sẽ xảy ra? Giờ đây khi Mac và Windows vẫn đang biến đổi không ngừng, những tác vụ mà chúng phục vụ người dùng không chỉ còn dừng lại ở việc xử lý văn bản, bảng tính, những công việc văn phòng vài chục năm trước nữa. Ngay cả khi công nghệ Leap thành công, nó vẫn sẽ trầy trật ở thời điểm hiện tại khi các thiết bị di động lên ngôi.
Ở một vài khía cạnh, giao diện của những chiếc BlackBerry đầu tiên chính là hậu bối của Leap và Canon Cat, bỏ qua màn hình cảm ứng và những ứng dụng phức tạp để tập trung xử lý văn bản hiệu quả nhất có thể thông qua bàn phím và shortcut bàn phím. Nhưng suy cho cùng, những giao diện đồ họa khác thành công hơn đã dọn đường cho sự thống trị của Android và iPhone của ngày hôm nay. Chỉ cần giữ nút spacebar ảo trên màn hình đã có thể di chuyển con trỏ, còn gì tiện hơn?
Ấy vậy mà, thời điểm này vẫn có những tác giả chọn những chiếc máy tính cổ lỗ hệt như Cat để sáng tác, vì giao diện của nó cho phép họ tập trung tối đa, không bị xao nhãng bởi giao diện màu mè và mời gọi. Anh em sẽ coi đây là một ví dụ mang tính cực đoan, nhưng tác giả Game of Thrones, George R. R. Martin giờ vẫn dùng WordStar, một phần mềm xử lý văn bản ra mắt năm 1978, còn cổ hơn cả Canon Cat, trên một chiếc máy tính chạy MS-DOS để viết nên kịch bản của 8 mùa phim HBO anh em yêu thích.
Đáng tiếc nhất là, vì thất bại của Canon Cat, dự án kế tiếp của Raskin không bao giờ thành hình, một chiếc laptop Canon Cat với cân nặng chỉ 0,9 kg.
Nguồn: Devmaster Adacemy via Internet