BA là viết tắt của từ Business Analyst. Về cơ bản BA là người làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu, sau đó chuyển thông tin và thảo luận đưa ra giải pháp với team nội bộ (development, tester,…) và quản lý các loại tài liệu.
Vai trò của BA trong dự án:
- Là người kết nối giữa các stakeholder, giữa stakeholder và nhóm phát triển.
- Là người hiểu về cấu trúc, chính sách, cách vận hành của tổ chức.
- Đề xuất các giải pháp giúp tổ chức đạt được các mục tiêu.
BA role
Các công việc của một BA
- Tài liệu Architecture: Tài liệu mô tả luồng thao tác người dùng, luồng hoạt động của hệ thống, cấu trúc cơ bản của hệ thống, các thành phần trong hệ thống, tương tác giữa các thành phần trong hệ thống.
- Tài liệu SRS or basic design: Tài liệu mô tả chi tiết các chức năng, giao diện của từng chức năng
- Tài liệu test point: Các testcase cơ bản, đặc thù liên quan đến giao diện từ phía người dùng.
- Thiết kế mô tả database: Database hệ thống, mô tả chức năng của các bảng các trường đặc biệt.
Các bước tiếp cận với yêu cầu mới từ khách hàng
Requirement là gì? Yêu cầu được định nghĩa là: Một điều kiện hoặc khả năng cần thiết của một bên liên quan để giải quyết một vấn đề hoặc đạt được một mục tiêu. Một điều kiện hoặc khả năng mà hệ thống phải đáp ứng hoặc sở hữu để đáp ứng hợp đồng, tiêu chuẩn, đặc điểm kỹ thuật hoặc tài liệu chính thức khác. Một bản trình bày bằng văn bản của một điều kiện hoặc khả năng như trên.
Các bước để tiếp cận một yêu cầu:
- Phân tích tổng quan (Enterprise Analysis)
Sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng thì BA sẽ bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu tính khả thi, đánh giá rủi ro, các tình huống có thể xảy ra. Đôi khi yêu cầu đưa ra ở trạng thái sơ sài, khái quát và là nghiệp vụ mới với BA, nếu gặp phải tình huống này thì tìm hiểu thông tin từ internet hoặc tìm người có hiểu biết để tham khảo thông tin.
- Khơi gợi, khám phá (Elicitation)
Sau khi kết thúc bước trên thì BA sẽ có hiểu biết cơ bản về yêu cầu của khách hàng, bước thứ 2 này sẽ trao đổi lại với khách hàng để làm rõ yêu cầu.
Cách khơi gợi yêu cầu từ khách hàng
- Phỏng vấn các stakeholder liên quan đến dự án. Tập trung các câu hỏi what, why, when, how (Interviews)
- Khảo sát yêu cầu (Survey)
- Tổ chức các cuộc họp (Meeting)
- Quan sát (Observation)
- Tạo các bản mẫu (Prototyping)
- Phân tích yêu cầu và làm tài liệu (Requirements Analysis & Documentation)
- Mô hình hóa yêu cầu bằng các biểu đồ (Workflow, Use Case, Activity diagram, Sequence diagram…)
- Tài liệu mô tả database (ERD)
- Documentation: Có 2 loại tài liệu thường được sử dụng: SRS (System Requirements Specifications), BD (Basic design).
- Đánh giá và xác thực giải pháp (Solution Assessment & Validation)
- Đánh giá và chọn giải pháp
- Hỗ trợ với các nhà phát triển, thử nghiệm và QA
- Hỗ trợ thực hiện
- Đánh giá sau khi triển khai
Devmaster Academy via kinhnghiemlaptrinh.com