Lập trình viên là một nghề đầy tính thử thách và không ngừng phát triển. Có nhiều cơ hội việc làm cho một Lập trình viên giỏi. Vậy, định nghĩa một Lập trình viên giỏi là như thế nào? Chỉ code giỏi có phải sẽ trở thành lập trình viên giỏi? Hãy cùng theo dõi 6 tips dưới đây để tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho sự nghiệp lập trình của bạn nhé)
Chỉ thành thạo các ngôn ngữ lập trình như C++, Javascript hay Python không thôi thì chưa đủ để trở thành một Lập trình viên giỏi. Bạn còn cần rất nhiều kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như việc đồng cảm với thế giới xung quanh mình. Bạn là lập trình viên chứ không phải “công nhân viết code”. Dù sao đi nữa, bạn cũng vẫn luôn phải làm việc cùng với những người khác mà.
Sự đồng cảm giúp bạn thấu hiểu được mong muốn của những người đồng đội, sở thích của khách hàng, cũng như cách tương tác của người dùng với sản phẩm của bạn.
Trong môi trường làm việc, kỹ năng quan trọng nhất chính là kỹ năng phản biện/biện luận. Kế đó là kỹ năng giao tiếp. Nghệ thuật của việc tranh luận chính là việc bạn vận dụng những kiến thức và kỹ năng của bản thân để thuyết phục người khác.
Để tìm ra những ý tưởng tốt nhất, cả nhóm luôn phải tiến hành tranh luận (theo hướng tích cực, chứ không phải theo kiểu đối đầu với nhau). Khả năng trao đổi, thuyết phục người khác thay đổi các thứ tự ưu tiên, những yêu cầu trong công việc có thể giúp bạn có những bước tiến xa trong sự nghiệp.
Khả năng nói chuyện cởi mở kể cả với những người không có cùng quan điểm với bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc đa dạng, sáng tạo hơn.
Tạo ra một phần mềm có khả năng sử dụng trong thực tế khác với việc chỉ viết ra những dòng code theo như chương trình học.
Các ứng dụng của doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu có thể sử dụng xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, đòi hỏi code phải hoạt động tốt, dễ bảo trì, đảm bảo tính đơn giản để dễ kiểm tra và sửa lỗi, cũng như nâng cấp và mở rộng trong tương lai.
Để đảm bảo những yêu cầu trên, bạn có thể phát triển phần mềm theo quy trình sau:
Lập kế hoạch ⇒ Phân tích ⇒ Thiết kế ⇒ Hoàn thiện ⇒ Thử nghiệm & Tích hợp ⇒ Bảo trì
Bước Thử nghiệm là đặc biệt quan trọng trong quy trình này! Việc kiểm tra có thể tiến hành một cách tự động hoặc do những Lập trình viên khác đánh giá.
Nếu bạn có cơ hội để làm việc cùng một team khác, hãy tận dụng nó! Bạn sẽ được biết thêm về những góc nhìn mới mẻ, khác lạ. Điều này sẽ giúp phát triển những kỹ năng vốn có của bạn.
Bạn có thể tham gia những cộng đồng sẵn sàng trao đổi và giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển những ý tưởng thành sản phẩm cuối cùng.
Bạn có thể tham khảo thêm về cộng đồng InnerSource: http://bit.ly/2Rx4Dli
Năm 2011, nhà đầu tư công nghệ Marc Andreessen đã viết cuốn “Tại sao phần mềm đang chiếm lĩnh thế giới” (“Why software is eating the world”), lập luận rằng một sự thay đổi kinh tế và công nghệ lớn đã xảy ra, và các công ty phần mềm sẽ chiếm phần lớn tỷ trọng nền kinh tế thế giới.
Và thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đang hoạt động dựa trên nền tảng software. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có nhu cầu tiềm năng đối với Lập trình viên. Vì vậy, không bao giờ là thừa khi “học, học nữa, học mãi” về lập trình cả.
Hình ảnh một Lập trình viên làm việc một mình trong căn phòng tối đen, bao quanh bởi những màn hình nhấp nháy và những ly cà phê vương vãi khắp sàn chỉ tồn tại trong những cuốn tiểu thuyết hoặc những bộ phim kiểu Mỹ.
Thực tế thì hoàn toàn ngược lại: Bạn cần làm việc theo nhóm, cộng tác và giao tiếp. Muốn có một sự nghiệp thành công, bạn cần phát triển đầy đủ các kỹ năng trên.
Làm việc cùng tập thể sẽ tạo ra nhiều sự đột phá và các vấn đề cũng được giải quyết nhanh chóng hơn khi có nhiều cái đầu cùng hoạt động.
Devmaster Academy dành tặng HỌC BỔNG lên đến 50% trị giá khóa học “CHUYÊN ĐỀ” xem ngay TẠI ĐÂY |
Devmaster via interestingengineering.com